Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa khác nhau, và sự khác biệt này ảnh hưởng đến tính cách cũng như hành động của họ trong đời sống hằng ngày. Có thể thấy hiện nay người Việt Nam sinh sống tại Mỹ rất nhiều, nhưng họ vẫn luôn giữ được những đặc điểm vốn có của văn hóa người Việt Nam. Vậy lối sống, ngôn ngữ, cách ăn uống, cách chào hỏi,… của người Việt Nam và người Mỹ khác nhau như thế nào?

Đôi nét về văn hóa Mỹ và Việt Nam

Văn hóa Mỹ và Việt Nam nói riêng cũng như văn hóa giữa Phương Tây và Phương Đông nói chung có rất nhiều sự khác biệt thú vị mà không phải ai cũng biết nhưng cũng ẩn chứa không ít điểm giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và Mỹ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nét nổi bật trong văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam.

Sự khác nhau về văn hoá giữa Việt nam và phương Tây

1. Cách trình bày ý kiến cá nhân

Người Phương Tâyquan trọng sự thẳng thắn.
Người Việt Namđề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

2. Cách đặt vấn đề và giải quyết sự việc

Người Phương Tâyluôn đi thẳng vào vấn đề.
Người Phương Đôngthường vòng vo, né tránh.

Người phương Tâythường coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất.

Người Phương Đôngthì quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng đôi khi vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

3. Phong cách, lối sống

Người phương Tâyđề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… vì vậy phong cách sống của họ thiên về lối sống tự lập, cá nhân.

Người Việt Namtrân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa. Người Việt mình luôn sống có cộng đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau vì thế phong cách sống của người Việt tình cảm hơn rất nhiều so với ở phương Tây.

4. Mối quan hệ và kết nối trong xã hội


Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây thì rất là rõ ràng chứ không phức tạp và mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

5. Đánh giá bản thân

Người phương Tâyrất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân.

Ở phương Đông thì cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi của người Việt Nam hay người phương Đông nói chung.

Cách nói chuyện:

Phương Tây:Người Mỹ khi nói chuyện thì thường không ngại ca ngợi bản thân và thường nâng mình lên và điều đó thể hiện sự tự tin của họ.

Việt Nam:khi nói chuyện thường khiêm tốn, hạ mình xuống một chút để thể hiện sự khiêm nhường.

Người Việt thường chú trọng sự nhường nhịn, kính trên nhường dưới. Trong khi người Mỹ thì chú trọng sự cạnh tranh. Vì vậy, trong một tập thể, người Việt thường hay bị người Mỹ lấn át.

Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở nên máy móc. Cứ đúng luật là được, còn có tình nghĩa hay không thì không quan trọng. Người Việt thì thường chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung hơn là luật, để sao cho hợp tình hợp lý.

Người Mỹ thích đặt câu hỏi, vì họ quan niệm rằng trong cuộc đối thoại nếu như người đối diện không đặt ra những câu hỏi thì có nghĩa là họ không quan tâm đến vấn đề mà người kia đề cập hay không quan tâm đến họ. Còn người Việt thì lại rất ngại hỏi

6. Sếp


Phương Tây:sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên và bao người khác, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp thì cao hơn một chút.

Phương Đông:sếp được coi là “người khổng lồ”.

7. Hẹn giờ.

Phương Tây: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc hẹn ở phương Tây. Tính chính xác và đúng giờ đối với người phương Tây là cực kỳ quan trọng. Người ta không cần thiết phải đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng họ sẽ không đến muộn, vì họ quan niệm đó là hành động bất lịch sự.

Việt Nam:Chúng ta có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và đôi khi điều đó không trở thành vấn đề lớn. Vì thế mà ở Việt Nam mới có danh từ “giờ cao su”.

Ví dụ ở Mỹ khi bạn mua vé xem phim, vé kịch hoặc các hoạt động giải trí có giờ giấc quy định cụ thể như các tour tham quan … bạn phải đến sớm 5 phút hoặc đến đúng giờ. Nếu bạn đến trễ thì sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Và đặc biệt, nhân viên gác cửa hoặc nhân viên phục vụ có quyền từ chối phục vụ hoặc không cho bạn vào.

8. Văn hoá xếp hàng.


Phương Tây: Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan hành chính, các văn phòng của trường đại học, kể cả ra chợ trời… chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn … Chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy.

Phương Đông:Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thấy là ở nhiều nơi mọi người vẫn thường xếp hàng ngang, rất ồn ào, và còn xô đẩy và chen lấn nữa.

Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa bán hàng đại hạ giá. Để mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ sáng, xếp hàng rồng rắn lên mây trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa để mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone, Ipad …

9. Cách thể hiện cảm xúc bản thân

Người phương Tây: vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng.
Người phương Đông:thường che giấu cảm xúc thật của mình, có thể “trong héo ngoài tươi”.10. Quan hệ nơi công cộng

Tiệc tùng:Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người Việt mình thì thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, và đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Vì thế mà ở Việt Nam tiệc nào càng ồn có nghĩa là tiệc đó tổ chức thành công.

11. Trẻ em trong gia đình

Phương Tây:Trẻ em không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như trẻ em ở Việt Nam. Trẻ em phương Tây có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong gia đình, có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Trẻ em ở phương Tây thường được dạy cách tự lập từ khi còn rất nhỏ, được khuyến khích đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Khi trẻ em tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm. Ở Mỹ thì trẻ em đến 16 tuổi là gia đình cho ra ở riêng, cho một số tiền nhất định, rồi muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống, phải tự bươn trải chứ không được dựa dẫm vào gia đình.

Việt Nam:Trẻ em được bao bọc và che chở bởi rất nhiều người thân trong gia đình, được chiều chuộng và yêu thương hết mực. Ở Việt Nam, trẻ em thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

12. Cuộc sống của người già


Phương Tây:Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các cụ già dắt thú cưng đi dạo.
Việt Nam:Ông bà thì thường sống quây quần bên con cháu, rất tình cảm. Ở Việt Nam thì bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh những cụ già dắt cháu đi chơi.

Vì thế mà ở phương Tây không có chuyện cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Vì họ quan niệm là người đã mất thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng không còn ý nghĩa gì cả.

Người Việt thường có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên thường cúng giỗ ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, và cũng là để anh chị em trong họ hàng có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã qua. Đối với người Việt Nam, gia đình mà thiếu thốn, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà về là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa truyền thống rất đáng trân trọng của Việt Nam.

13. Ngày nghỉ cuối tuần


Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành.

Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

16. Phương tiện di chuyển


Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe và vừa có thể bảo vệ môi trường, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện)

17. Thói quen tắm


Người phương Tâythích tắm sáng rồi mới đi làm để bắt đầu 1 ngày mới với tinh thần sảng khoái.

Người phương Đông thì thích tắm tối trước khi đi ngủ để gột rửa những vết bẩn và những muộn phiền trong ngày sau khi đi làm về.

18. Vẻ đẹp ( màu da )

Người phương Tâythích da nâu.

Người Việt Namthích da trắng. Vì thế mà ở Việt Nam vào mùa hè, phụ nữ khi ra đường thường trang bị cho mình áo chống nắng, kem chống năng, kính râm, khẩu trang…

19. Đông tây trong mắt nhau

Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Trong khi đó người phương Đông ấn tượng với người phương Tây bởi mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam

Sự đối lập văn hóa ngàn đời giữa Đông và Tây vẫn rất rõ ràng trong nội tại, chỉ là vì chúng ta lướt qua chúng quá nhanh và không để ý đến những điều đó. Chỉ khi bước chân ra khỏi đất nước hình chữ S này thì chúng ta mới bỡ ngỡ nhận ra sự khác biệt mà bấy lâu nay vô tình bị lãng quên.

Sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam

Việt Nam nằm ngay vùng trung tâm hàng hải và giao thương kinh tế giữa Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương, đâylà một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Namcàng trở nên hội nhập với các quốc gia khác với những nền văn hóa đa dạng. Tại những trung tâm du lịch, tài chính, văn hóa như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng hay Nha Trang thì chúng ta khó có thể thấy được sự khác biệt trong văn hóa giữa người bản địa cũng như du khách vì dường như quá trình giao thoa văn hóa diễn ra từng ngày khiến chúng trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, sự đối lập văn hóa ngàn đời giữa Đông và Tây vẫn rất rõ ràng trong nội tại, chỉ là vì chúng ta lướt qua chúng quá nhanh và không để ý đến những điều đó. Chỉ khi bước chân ra khỏi đất nước hình chữ S này thì chúng ta mới bỡ ngỡ nhận ra sự khác biệt mà bấy lâu nay vô tình bị lãng quên. Do đó, việc tìm hiểu sự khác biệt văn hóa rất quan trọng, giúp chúng ta có thể sẵn sàng tinh thần với những cú shock văn hóa.

Bài viết sau đây là danh sách liệt kê những sự khác nhau cơ bản giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày.

1. Chuyện tình cảm yêu đương và gia đình:

Phương Tây: Nam, nữ nắm tay nhau hoặc hôn nhau tại chốn công cộng là chuyện hoàn toàn bình thường. Những người xung quanh cũng chẳng hề bận tâm về chuyện đó.

Thậm chí đối với những người là bạn bè thân lâu năm, đàn ông hay đàn bà vẫn có thể dành cho nhau những cái nắm tay, khoác lên vai nhau hoặc trao cho nhau những nụ hôn phớt lên má hoặc cả lên môi.

Vợ chồng thường trao nhau những cái ôm hoặc những chiếc hôn trước mặt lũ trẻ một cách rất vô tư.Trong một gia đình, vợ chồng trao nhau những cái ôm hoặc những chiếc hôn trước mặt lũ trẻ một cách rất vô tư và những đứa trẻ thích nhìn bố mẹ chúng làm vậy. Bố mẹ cũng rất thương xuyên trao những nụ hôn cho con trẻ, họ xem đó là sự biểu hiện tình cảm yêu thương và con cái cũng như những người bạn thân.

Việt Nam:Thường thì ta ít thấy những cặp đôi hôn nhau tại chốn công cộng trừ thế hệ trẻ ngày nay, những người có cái nhìn thoáng hơn trong chuyện yêu đương. Tuy nhiên, họ sẽ nhận được những cái nhìn “ái ngại” từ người lớn xung quanh.

Đối với bạn bè, việc đụng chạm thân thể nhau là cực kì hạn chế dù là những người bạn thân lâu năm, bởi không khéo sẽ đưa cả 2 từ friendzone chuyển sang love affair tự lúc nào không hay.

Ít những cử chỉ gần gũi hơn nhưng không có nghĩa là họ không yêu thương con cái hơn người người Tây phương.Vợ chồng cũng ít khi hôn nhau trước mặt con cái, mà họ thường làm chuyện ấy khi không có ai như cái thuở trốn ông bà để cùng nhau đi hẹn hò. Những người bố thườngít khi hôn con trẻ, họ rất yêu thương chúngnhưng cách thể hiện thường đôi khi “ít gần gũi” hơn người phương Tây.

2. Tiệc tùng và lễ hội:

Phương Tây: Giáng sinh và Tết Dương lịch là những ngày lễ quan trọng nhất trong một năm. Họ thường đi nghỉ lễ xa nhà hoặc chỉ quây quần cùng nhau.

Giáng sinh và Năm mới là lễ hội lớn nhất trong văn hóa phương Tây.Đối với một người châu Âu, sinh nhật và đám cưới là những dịp quan trọng nhất trong đời. Tại sinh nhật, người thân sẽ tụ tập ca hát, nhảy múa, tặng quà và ăn tiệc nhẹ. Trong đám cưới, người phương Tây thường tổ chức tiệc ngồi lẫn buffet, nhưng họ thường ăn nhẹ, ca hát và nhận quà tặng từ người thân và bạn bè. Ít khi nhận tiền mừng, trừ một số vùng văn hóa đặc biệt như Sicily của Ý.

Việt Nam: Tết Âm lịch là dịp lễ hội quan trọng nhất trong một năm. Là dịp để mọi người xa xứ tụ họp về quê hương, quây quần bên nhau bên mâm cỗ gia đình và bái cúng tổ tiên.

Tết cổ truyền là dịp quan trọng nhất của người Việt Nam.Người Việt Nam tổ chức đám giỗ lớn hơn cả sinh nhật, đây là dịp để họ hàng cùng họp mặt nhau trong mâm cơm. Họ bàn về những kí ức xưa của người đã khuất, những điều tốt đẹp về họ. Đối với đám cưới, người Việt Nam cũng tổ chức rất cầu kì, bao gồm nhiều công đoạn tùy vào từng địa phương nhưng thường sẽ có Lễ Đám Hỏi trước Lễ Đính Hôn, là ngày để gia đình họ trai bưng mâm quả qua nhà gái để hỏi cưới. Họ tổ chức tiệc cưới khá long trọng và người đi dự đám cưới thường phải biếu tiền mừng.

3. Ăn uống

Phương Tây: Người phương Tây, điển hình là người Mỹ, không dành quá nhiều thời gian cho việc nấu nướng thường nhật, trừ khi họ là một đầu bếp hoặc một người sành ăn. Họ thường có thói quen mua dự trữ lương thực cho cả một tuần do tính chất cuộc sống, công việc hối hả và bận rộn. Đa phần theo Cơ Đốc giáo nên họ thường sẽ cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa trước khi ăn (không khác biệt lắm so với những người Việt Nam theo Cơ Đốc giáo).

Các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau, thức ăn được chia đều cho mọi thành viên gia đình.Cách chế biến món ăn cũng rất khác người châu Á, điển hình là Việt Nam, với thức ăn không quá dậy mùi gia vị và không hề cay, ngoại trừ những nền ẩm thực chú trọng gia vị sau chế biến như Hy Lạp, Ý hay Pháp.

Dao, muỗng, nĩa là những vật dụng thường thấy trên bàn ăn, thức ăn thường là thực phẩm khô nguội và súp thì được đựng trong dĩa. Người Mỹ chỉ có một bữa ăn chính là ăn chiều, khi các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau. Thức ăn được chia đều cho mọi thành viên gia đình, và khi ăn họ thường không gây nên tiếng sột soạt (lý do vì sao, tôi sẽ giải thích sau).

Các món ăn phổ biến văn hóa ẩm thực Đông Nam Á

Việt Nam: Người Việt chúng ta dành rất nhiều thời gian để chế biến và nấu nướng bởi tính chất ẩm thực Việt Nam khá cầu kì với muôn vàncác loại gia vị. Họ thường mua sắm lương thực hàng ngày tại những khu chợ truyền thống hay trong siêu thị bởi tính chất của ẩm thực Á Đông là nền ẩm thực tươi ngon và nóng hổi khi chế biến, nên sẽ không phù hợp lắm khi dự trữ thức ăn cho cả tuần.

Cách chế biến thức ăn của Việt Nam khá nồng mùi gia vị và rất cay, đây cũng chính là đặc điểm chung của nền ẩm thực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Một mâm cơm cơ bản của gia đình Việt.Người Việt thường ăn bằng đũa và muỗng, thức ăn được đặt trong đĩa và tô, đặt chung trên mâm cơm và mọi người gắp vào chén (bát) của mình để ăn, canh (súp) thường được đặt giữa mâm cơm. Lý giải cho điều này chính là văn hóa cộng đồng trong cách ăn ở và sinh hoạt có từ ngàn năm trước. Trước khi ăn, các hậu bối(người nhỏ tuổi) phải mời các trưởng bối trong gia đình xơi (ăn) cơm rồi mới đượcđụng đũa. Khi ăn một món ăn ngon, đặc biệt là canh hay những món nước, thường thì họ gây ra tiếng sột soạt khi húp.

Tôi sẽ lý giải một chút ở phần này, do bị ảnh hưởng quá nhiều của văn hóa Tây phương mà ngày nay nhiều người xem việc ăn ra tiếng là bất lịch sự và mất vệ sinh. Điều này đúng mà cũng không đúng, vì sao? Bởi đặc tínhcủa cả 2 nền ẩm thực là hoàn toàn khác nhau, thức ăn phương Tây vốn dĩ lấy lúa mạch làm nền tảng nên trên bàn ăn sẽ thường xuất hiện bánh mì cùng nhiều loại thức ăn khô nguội, việc ăn không gây tiếng động là điều hiển nhiên; còn ẩm thực Việt Nam thường rất cay nồng và chỉ thực sự ngon khi được dùng ngay lúc nóng, điều này tạo ra cử động chóp chép và hít hà khi ăn để làm dịu thức ăn trong miệng. Cũng giống như người Nhật và Hàn Quốc, khi được gia chủ mời dùng bữa, việc gây tiếng động sột soạt sẽ tạo cho họ cảm giác vui vẻ vì chứng tỏ họ nấu ăn ngon.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là cổ súy việc ăn uống gây quá nhiều tiếng động và vương vãi lung tung, như vậy thật sự là bất lịch sự và không vệ sinh.

4. Cung cách chào hỏi

Phương Tây: Trong cách chào hỏi, người phương Tây có xu hướng bình đẳng giới nên bắt tay giữa 2 người khác giới là điều rất bình thường. Đối với những người bạn, họ thường trao nhau những nụ hôn lên má hoặc hôn phớt trên môi khi chào hỏi lúc gặp mặt hoặc chia tay.

Bạn bè thường ôm nhau, hôn lên má để thể hiện tình cảm.Họthường vẫy tay chào hỏingười khác kể cả với người lớn hơn, và việc vỗ nhẹ vào lưng từ đằng sau để chào hỏi đối với những người thân quen là điều hoàn toàn bình thường. Khi trở về nhà hoặc viếng thăm nhà bạn bè, người phương Tâythường chào hỏi bất cứ thành viên nào trong gia đình mà họ gặp đầu tiên.

Việt Nam: Rất ít khi thấy những người khác giới bắt tay nhau, đàn ông Việt thường không chủ động bắt tay với người lớn tuổi hơn hay với phụ nữ mà sẽ đợi hành động đó từ họ. Khi bắt tay, họ chỉ nắm vừa đủ và không quá lâu,dùng cả hai tay và cúi đầu chào để thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi hơn. Phụ nữ thường không bao giờ bắt tay nhau.

Khi bắt tay, họ chỉ nắm vừa đủ và không quá lâu, dùng cả hai tay và cúi đầu chào để thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi hơn.NgườiViệt chẳng bao giờ dành cho nhau những nụ hôn bạn bè, đặc biệt là giữa hai người khác giới, thậm chí đó còn là điều cấm kị đối với những phụ nữ đã có gia đình.

Chỉ có người lớn mới được dùng động tác vẫy tay để kêu trẻ nhỏ, hoặc bạn bè cùng trang lứa kêu lẫn nhau. Việc vỗ nhẹ vào lưng chỉ được chấp nhận đối với bạn bè với nhau, nhưng đối với những người lớn thì điều đó hoàn toàn bị cấm kị, đặc biệt là đàn ông không được làm điều đó với một phụ nữ trưởng thành.Khi vào nhà một gia đình Việt, bạn cần chào hỏi người trưởng tộc hay người lớn tuổi nhất, vào chào từ lớn đến nhỏ.

Trên đây chỉ là một số khác biệt rõ nét và cơ bản nhất trong đời sống tinh thần tình cảm, ăn uống, chào hỏi và lễ hội giữa người Việt Nam và người phương Tây. Ngoài ra còn có rất nhiều điều khác biệt khác nữa, mà chỉ cần tinh ý một chút thôi sẽ thấy chúng diễn ra hàng ngày và hàng giờ. Càng hiểu biết nhiều về sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam sẽ giúp bản thân sẽ dễ dàng hội nhập và có thêm nhiều bạn bè quốc tế.

“Bán anh em xa không bằng mua láng giềng gần”. Thật vậy, sống ở bất cứ đâu, những người hàng xóm luôn là cầu nối để tạo nên những giá trị tình cảm tốt đẹp hay những niềm vui mà cuộc sống mang lại khi chúng ta là hàng xóm với nhau. Cùng tìm hiểu xem những người hàng xóm của Mỹ và Việt Nam giống nhau, khác nhau ở điểm nào?

Có điểm chung về quan niệm Tôn giáo giữa láng giềng.

Thật kì lạ là Mỹ và Việt Nam là hai đất nước có nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa những người hàng xóm ở hai đất nước chúng ta lại có những điểm chung dễ dàng nhận thấy.

Ở Mỹ cũng như Việt Nam, trong những con hẻm, mọi người sống hòa đồng với nhau, gọi nhau là chú dì, cô bác như bà con thân thích, chẳng ai quan tâm tới người này, người kia theo đạo giáo nào. Cùng chung khu phố, có những gia đình công giáo, cuối tuần họ thường đi lễ nhà thờ, nhưng trước khi đi họ thường nhờ những gia đình khác đạo bên cạnh trông giúp nhà, thậm chí họ còn nhờ trông coi cửa hàng buôn bán của mình. Thỉnh thoảng có gia đình tổ chức cầu kinh tại gia, những gia đình hàng xóm bên cạnh tự nguyện vặn nhỏ tivi, tuyệt đối không hát karaoke để cho họ hành lễ.

Ở thôn quê Việt Nam cũng thế, khi bà con Công giáo đi lễ đều gửi nhà nhờ bà con đạo Phật trông coi giúp. Phật tử cũng vậy, khi đi chùa đều nhờ nhà Công giáo bên cạnh trông coi nhà, có khi gửi chìa khóa cửa nhờ giữ giúp.

Người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, người khác tín ngưỡng đều mang đặc tính giống nhau. Kẻ nào phân biệt, chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo đều bị lên án và loại trừ. Ở một đất nước mà người dân đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau, biến các ngày lễ trong tôn giáo thành lễ hội chung, đó là nền tảng của tình đoàn kết dân tộc, thành tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn vào các quốc gia có xung đột sắc tộc đẫm máu, chúng ta càng tự hào với sự đoàn kết, yêu thương nhau giữa giáo dân các tôn giáo trên đất nước, quê hương mình.

Cách ứng xử, giao tiếp với hàng xóm

Mỹ và Việt Nam đều có điểm chung là sự hòa đồng và xởi lởi giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. Nhưng cá tính và văn hóa đã tạo nên nét khác biệt trong giao tiếp, ứng xử của hai đất nước này.

Đối với Mỹ:

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ – nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.

Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.

Đối với Việt Nam:

Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất coi trọng việc giao tiếp, và được thể hiện ở 2 điểm chính sau:

Chủ nhà thích có khách viếng thăm. Việc khách đến nhà thăm là hành động biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, của xóm làng, nhằm giúp thắt chặt thêm mối quan hệ.

Chủ nhà có tính hiếu khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi.

Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, thì người Việt nam lại có một đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai tính cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản là tính cộng động và tính tự trị. Trong môi trường có tính cộng đồng thì người Việt Nam giao tiếp rất cởi mở, nhưng vào môi trường mà tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam luôn tỏ ra rụt rè. Có thể nói chúng chính là hai mặt cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử của người Việt Nam.