Như ở bài trước đã đề cập, phương pháp Fridrich hiện tại là phương pháp phổ biến nhất mà các người chơi Rubik trên thế giới đang sử dụng nhằm nâng cao tốc độc xoay Rubik.
Về Phương pháp Fridrich nói chung
Phương pháp Fridrich bao gồm 4 bước là
Bước 1: White Cross – Làm dấu cộng nâng cao
Bước 2: First two layers ( F2L) – Giải đồng thời tầng 1 và 2
Bước 3: Orienting the last layer ( OLL) – Định hướng lớp cuối cùng
Bước 4: Permutate the last layer ( PLL) – Hoán vị lớp cuối cùng
Như vậy sau khi giải xong 2 bước đầu tiên là Giải Cross dấu cộng nâng cao và Giải F2L – tầng 1 và tầng 2 của Rubik, chúng ta sẽ có một khối Rubik đã hoàn thành xong cả 2 tầng. Khi đó chúng ta chỉ cần giải tầng cuối cùng. Tầng cuối cùng của Rubik được giải qua 2 bước.
Orienting the last layer ( OLL) – Định hướng lớp cuối cùng của phương pháp Fridrich.
Để giải lớp cuối cùng của Rubik, trước tiên cần xoay lớp màu vàng – là lớp cần giải lên trên. Mục tiêu của bước này là chúng ta sẽ hoàn thành lớp màu vàng, nhưng không cần quan tâm đến việc đúng với màu của các mặt bên.
Ở bước này, sẽ có 57 thuật toán cần phải ghi nhớ. Nếu bạn thấy như vậy là nhiều quá, thì bạn có thể tham khảo phương pháp OLL 2look với chỉ 10 thuật toán cần nhớ, nhưng tất nhiên là chậm hơn.
57 công thức của bước giải OLL này được chia thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Mặt cuối có dạng các Dot – Chấm
Nhóm 2: Mặt cuối có dạng Line
Nhóm 3: Mặt cuối có dạng dấu cộng – Cross
Nhóm 4: Mặt cuối có 4 góc
Nhóm 5: Mặt cuối có dạng Hình _|
Nhóm 6: Mặt cuối có dạng Hình |_
Nhóm 7: Mặt cuối có dạng Hình ¯|
Nhóm 8: Mặt cuối có dạng Hình |¯
Nhóm 9: Mặt cuối có dạng C
Nhóm 10: Mặt cuối có dạng L
Nhóm 11: Mặt cuối có dạng P
Nhóm 12: Mặt cuối có dạng T
Nhóm 13: Mặt cuối có dạng W
Nhóm 14: Mặt cuối có dạng Z
Như vậy, sau bước thứ 3, chúng ta sẽ được 1 khối Rubik hoàn thành được 2 lớp đầu tiên và mặt cuối cùng. Nếu như may mắn, các mặt cạnh của mặt cuối cùng sẽ về đúng vị trí của chúng, vậy thì Xong, bạn đã hoàn thành xong khối Rubik.
Tuy nhiên, phần lớn thì sau bước số 3, các mặt cạnh cần phải điều chỉnh lại để đúng màu với các ô giữa các bên. Do đó cần đến bước 4 – Hoàn vị lớp cuối cùng
Một số lời khuyên khi học OLL
1. Nên học mỗi ngày nên học từ 1 đến 2 công thức: việc học cùng lúc nhiều công thức sẽ khiến bạn bị rối. Lời khuyên là hãy chỉ nên học tối đa 2 công thức một ngày, nhưng tập luyện đi tập luyện lại trong một thời gian dài. Khi nhớ 1 công thức mới thì vẫn cần ôn lại các công thức cũ.
2. Học các cụm công thức tương tự nhau như T, P, … trong các lần gần nhau.
3. Nên học OLL 2 Look và PLL trước khi học OLL: nếu cảm thấy việc học OLL đầy đủ với 57 công thức là khó khăn. Bạn hãy thử học OLL đơn giản là OLL 2 Look với chỉ 10 công thức.
4. Nên nhớ 1 số cụm hay lặp lại như [ R U R’ U’ ]: trong công thức sẽ có một số cụm được đánh dấu ngoặc màu đỏ, đó là các cụm công thức thường được lặp lại. Hãy hoc bằng cách nhóm 1 số công thức để tiện thực hiện và ghi nhớ.