Như ở bài trước đã đề cập, phương pháp Fridrich hiện tại là phương pháp phổ biến nhất mà các người chơi Rubik trên thế giới đang sử dụng nhằm nâng cao tốc độc xoay Rubik.

Về Phương pháp Fridrich nói chung

Phương pháp Fridrich bao gồm 4 bước là

Bước 1: White Cross – Làm dấu cộng nâng cao

Bước 2: First two layers ( F2L) – Giải đồng thời tầng 1 và 2

Bước 3: Orienting the last layer ( OLL) – Định hướng lớp cuối cùng

Bước 4: Permutate the last layer ( PLL) – Hoán vị lớp cuối cùng

Trong bài viết này mình giới thiệu với các bạn Bước số 1 – Tạo dấu cộng nâng cao Cross. Tuy nhiên, mình mặc nhiên là các bạn đã có những kiến thức cơ bản về Rubik rồi, ví dụ kí hiệu các cạnh, các mặt của Rubik 3x3x3 và bạn có thể tự giải Rubik bằng phương pháp cơ bản rồi.

Nếu bạn chưa thể đạt được điều kiện trên, thì mình khuyên bạn nên bắt đầu từ phương pháp xoay Rubik 3x3x3 cơ bản.

Giải Cross- dấu cộng nâng cao theo phương pháp Fridrich

Trước tiên chúng ta quy ước mặt sẽ giải, ở đây mình chọn là mặt trắng. Vậy mục tiêu của bước này chính là tạo hình chữ thập màu trắng đúng, sao cho các cạnh trắng sẽ có các cạnh bên trùng màu với màu của các mảnh trung tâm các bên.

Để thực hiện được điều này, những người chơi Rubik chuyên nghiệp trước tiên sẽ quan sát khối lập phương và sau đó lên kế hoạch các bước mà họ sẽ thực hiện.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần phải xoay 6 lượt để hoàn thành bước này, và hầu như không vượt quá 8 bước.

Có 1 lưu ý nhỏ ở bước này: đó là Giữ mặt màu trắng ở dưới nhằm giảm thời gian xoay Rubik: Nếu thực hành xoay nhiều, bạn sẽ có xoay Rubik mà không cần nhìn thấy mặt trắng đang như thế nào bằng cách nhớ các bước, xem sự di chuyển của mặt trên… Điều này giảm thiểu thời gian bạn phải quay đi quay lại để xem tình trạng khối Rubik. Sẽ hơi khó với người mới bắt đầu nếu làm như thế này, nhưng nếu bạn muốn thành cao thủ, xoay Rubik dưới 20 giây thì đây là điều bắt buộc rồi. Điều này bạn sẽ thấy rõ nhất ở bước 2 F2L. Đó là lí do thông thường cần phải hiểu rõ bạn sẽ làm những bước nào.

Ở đây mình chỉ ra cho bạn 4 trường hợp cơ bản các vị trí mảnh cạnh trường gặp

– Trường hợp 1: tương đối đơn giản, bạn chỉ việc xoay mảnh cạnh sang đúng vị trí của mình bằng 1 thao tác là dùng công thức: F2

– Trường hợp 2: cho thấy làm thế nào để định hướng lại 1 cạnh. Sử dụng công thức : U’ R’ F R


– Trường hợp 3: Cho thấy cách làm để vừa định hướng đúng cạnh vừa đưa về đúng vị trí. Công thức sử dụng: F R2 D2


– Trường hợp 4: dùng để giải trường hợp Superflip ( hay còn hiểu là” Khối Rubik bị xáo trộn nhiều nhất”) chỉ với 6 bước xoay.

Bước đầu tiên này – Giải dấu cộng là một bước tương đối khó xác định, bởi vì rất khó để kể hết được toàn bộ các trường hợp có thể xảy ra để đưa ra một cách giải mẫu. Hầu hết mọi người có thể tự giải bước 1 này mà không cần đến học thuật toán. Nhưng muốn xoay Rubik hiệu quả, bạn buộc phải ghi nhớ và rèn luyện nhiều.