Nếu bạn đang cố gắng ăn lành mạnh hơn, các loại rau họ cải như bông cải xanh nên được ưu tiên hàng đầu trong danh sách thực phẩm. Nếu bạn hay con bạn không phải là người hâm mộ loại rau mang tên bông cải xanh thì hãy học cách kết hợp chúng vào chế độ ăn hàng ngày để ngon miệng và đủ dinh dưỡng hơn.

Theo Medicalnewstoday, ăn nhiều trái cây và rau quả từ lâu giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lối sống. Nhiều nghiên cứu đề xuất nên tăng tiêu thụ thực phẩm thực vật như bông cải xanh vào chế độ ăn để giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch… Chưa kể, nó có thể cho bạn một làn da và mái tóc khỏe mạnh, tăng năng lượng trong khi giúp giảm cân lành mạnh.

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA, một chén bông cải xanh xắt nhỏ (khoảng 91 gram) chứa 31 calo, 0 gram chất béo, 6 gram carbohydrate (bao gồm 2 gram đường và 2 gram chất xơ) và 3 gram protein. Chỉ cần một chén bông cải xanh cung cấp hơn 100% nhu cầu hàng ngày của bạn về vitamin C và vitamin K và một phần vitamin A, folate và kali tốt.

Giàu dinh dưỡng là vậy nhưng không phải ai cũng biết tận dụng hết giá trị của bông cải xanh. Một số lưu ý nếu không nắm rõ khi chế biến, nấu nướng bông cải xanh có thể khiến bạn không thu được nguồn dinh dưỡng như lâu nay mình vẫn tưởng:

Luộc bông cải xanh trong nước như các loại rau bình thường khác

Giống như nhiều món ăn khác, nhiều người có suy nghĩ là rau thì có thể đem luộc và bông cải xanh không ngoại lệ. Bông cải xanh luộc ăn rất ngon, thanh mát. Nhưng chế biến bằng hình thức luộc có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin dồi dào trong loại thực phẩm này.


Bông cải xanh luộc ăn rất ngon, thanh mát, tuy nhiên chế biến bằng hình thức luộc có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin dồi dào trong loại thực phẩm này.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng), bông cải xanh khi đem luộc trong nước sôi, nhất là khi đun sôi quá lâu để rau chín nhừ. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng vitamin, khoáng chất bị hòa tan vào nước. Nước bay hơi gây ra tình trạng bay hơi chất dinh dưỡng. Do đó, luộc bông cải xanh để làm rau ăn không phải là giải pháp tối ưu cho loại thực phẩm này.

Giải pháp: Tốt nhất nếu bạn muốn ăn thanh đạm thì đem hấp sơ qua. Bạn cũng có thể chiên xào loại rau này để đảm bảo vitamin và khoáng chất hơn. Nhưng tuyệt đối không được chế biến ở dạng quá chín sẽ làm tổn thất đáng kể dinh dưỡng. Nếu bạn có thể ăn sống bông cải xanh thì cũng có thể ăn để thu được giá trị dinh dưỡng tốt hơn nhưng cần đảm bảo nguồn cung cấp.

Vứt bỏ hết lá bông cải xanh khi chế biến

Chúng ta thường cho rằng, ăn bông cải xanh là chỉ sử dụng phần bông, còn phần lá dính vào thì bỏ hết đi. Ít ai biết rằng, đây là thói quen hoàn toàn sai lầm. Theo Health, lá bông cải xanh có chứa hàm lượng beta-carotene rất dồi dào và đây là một chất chống oxy hóa. Ngoài ra trong lá còn chứa rất nhiều vitamin A và V.

Từ những lần tiếp theo khi chế biến bông cải xanh, chú ý tận dụng cả lá để hấp, xào…
Từ những lần tiếp theo khi chế biến bông cải xanh, chú ý tận dụng cả lá để hấp, xào… cùng bông cải xanh sẽ giúp bạn không lãng phí nguồn chất đáng quý này. (Ảnh minh họa)

Giải pháp: Khi chế biến bông cải xanh, chú ý tận dụng cả lá để hấp, xào… Điều này sẽ giúp bạn không lãng phí nguồn chất đáng quý.

Vứt hết cuống bông cải xanh khi nấu nướng

Rất nhiều người quan niệm rằng, khi ăn bông cải xanh chỉ cần ăn những bông xinh xắn. Còn cuống chỉ là thứ bỏ đi, không đáng bận tâm. Tuy nhiên, giới chuyên gia dinh dưỡng nhận định đây là sai lầm cực nghiêm trọng. Bởi vì phần cuống là bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải. Chưa kể, khi ăn phần cuống, bạn sẽ thấy vị ngọt dễ chịu. Đây là phần cực tốt dành cho người muốn giảm cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Giải pháp: Tận dụng cuống bông cải xanh trong mỗi lần nấu nướng, chế biến. Nên bóc vỏ cuống để món ăn thêm mềm và hấp dẫn hơn.

Phần cuống là bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải.
Phần cuống là bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải.

Rất nhiều người quan niệm rằng, khi ăn bông cải xanh chỉ cần chăm chăm vào những bông xinh xắn, còn cuống chỉ là thứ bỏ đi, không đáng bận tâm.

Ăn bông cải xanh khi uống thuốc làm loãng máu

Vitamin K được tìm thấy với hàm lượng lớn trong những loại thực phẩm như bông cải xanh. Nếu bạn sử dụng thuốc chứa warfarin làm loãng máu và trong chế độ ăn hôm ấy lại có bông cải xanh đi kèm thì vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là hàm lượng vitamin K cao có thể làm bất hoạt warfarin, gây nguy cơ tăng đông máu nên cực nguy hiểm cho người bệnh.

Giải pháp: Khi dùng thuốc làm loãng máu tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh và đậu xanh…

Lưu ý khi chế biến bông cải xanh

Không cắt trước khi rửa

Súp lơ thường hay có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn ở bên trong, vì vậy không nên cắt nhỏ rau rồi mới rửa. Cần rửa trực tiếp dưới vòi nước hoặc bạn có thể ngâm chúng trong nước muối 5 – 10 phút để loại bỏ sâu bọ dễ dàng hơn.

Thời điểm chọn ăn súp lơ

Bạn nên mua đúng loại súp lơ vào mùa chúng nở rộ để có được những cây súp lơ tươi ngon nhất. Súp lơ xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm.

Không chế biến ở nhiệt độ cao

Đối với súp lơ, bạn không nên nấu quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Theo các chuyên gia, nếu chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm hoặc mất hết tác dụng.

Không ăn nhiều khi đau dạ dày

Súp lơ xanh là loại rau có chứa nhiều chất xơ dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn. Hoặc thay thế bằng các thực phẩm khác như cà rốt, khoai lang…

Không ăn khi bị bệnh gout

Súp lơ lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Vì vậy bạn nên cân nhắc sử dụng nếu mình đang bị bệnh gout để tránh các tác dụng không mong muốn.