Trong kiến ​​trúc truyền thống Trung Quốc cổ đại, thường có một dãy các tác phẩm điêu khắc thần thú trên mái nhà. Những thần thú này ngụ ý cho điềm lành và sự cao quý, ngoài ra còn có giá trị thực tiễn rất cao về mặt kiến ​​trúc. Trên một số công trình truyền thống ở Đông Á, Nhật Bản cũng có thể nhìn thấy chúng.

This image has an empty alt attribute; its file name is than-thu-2.jpeg
Các tác phẩm điêu khắc thần thú trên mái nhà cổ đại ngụ ý cho điềm lành và sự cao quý. (Ảnh qua Sohu)

Các thần thú trong kiến trúc Trung Quốc cổ đại thường có nhiều nhất là 10 con, được đặt trên thanh thùy tích ở hai đầu mái nhà. Thứ tự lần lượt từ dưới lên trên là: long, phụng, sư tử, thiên mã, hải mã, toan nghê, hiệp ngư, giải trãi, đẩu ngưu, hành thập.

Tiên nhân cưỡi phụng: Tiên nhân cưỡi phụng luôn xuất hiện trong các truyền thuyết và thần thoại của Trung Quốc cổ đại, vào trước thời nhà Tần người ta đã phát hiện ra hình tượng tiên nhân cưỡi phụng trên các đồ gốm, ngọc, lụa, tranh vẽ hoặc trong các ghi chép văn tự.

Long: tượng trưng cho thiên tử.

Phụng: là hình ảnh ẩn dụ để chỉ người có đức tính thánh thiện. “Sử ký – Nhật giả liệt truyện” có viết: “Phượng hoàng không phải cùng một nhóm với chim sẻ”. Điều này phản ánh địa vị tôn quý, chí cao vô thượng của hoàng đế thời cổ đại.

Sư tử: vua của muôn thú, thần hộ pháp uy vũ, đại diện cho sự dũng mãnh và uy nghiêm.

Thiên mã: hóa thân của điềm lành trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, tượng trưng cho ngày đi trăm dặm, bình an thuận lợi.

Hải mã: cũng là hóa thân của điềm lành. Tượng trưng cho uy đức rộng lớn như trời biển, vươn tới bốn phương.

Toan nghê: sử sách cổ ghi chép đó là một con mãnh thú cùng loại với sư tử. Cũng có người nói rằng nó là một trong chín đứa con của rồng, bình sinh thích tĩnh không thích động.

Số lượng thần thú càng nhiều, biểu thị cho cấp bậc kiến trúc càng cao. (Ảnh: Pixabay)

Hiệp ngư: là dị thú ở biển, đồng âm với từ mưa. Tương truyền nó với toan nghê đều là những vị thần hô mưa gọi gió, dập lửa phòng thiên tai.

Giải trãi: một con mãnh thú trong truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc, cùng loại với sư tử. Trong “Dị Vật Chí” nói rằng “có một con thú ở Đông Bắc hoang dã, gọi là giải trãi”. Con thú này có một sừng, tính trung thành, thấy người đánh nhau sẽ không húc người chính trực, nghe người tranh luận sẽ cắn kẻ bất chính. Nó có thể phân biệt trắng đen, còn có danh xưng là thần dê. Nó tượng trưng cho sự dũng mãnh và công chính.

Đẩu ngưu: là một loại rồng có sừng trong truyền thuyết. Nó là vật trấn tà, diệt hỏa trừ tai, mang đến điềm lành.

Hành thập: mang hình tượng mặt khỉ cánh đại bàng. Vì tất cả những kiến trúc ở Trung Quốc, ngoại trừ điện Thái Hòa, nhiều nhất cũng chỉ có 9 thần thú, nên người ta nói rằng con thần thú này hoàn toàn được tạo ra để làm nổi bật địa vị của điện Thái Hòa, xếp nó thứ 10, vậy nên gọi là hành thập.

Từ đó có thể thấy, những con vật linh thiêng này không chỉ có tác dụng trang trí nghệ thuật, tạo cho các công trình kiến ​​trúc cổ của Trung Quốc vẻ uy nghi, tráng lệ, mà còn mang theo những ý nghĩa rất sâu sắc.

This image has an empty alt attribute; its file name is than-thu.jpg
Các con thần thú còn có tác dụng như mũ của các đinh sắt cố định các thanh xà ngang. (Ảnh qua Sound Of Hope)

Ý nghĩa của những con vật linh thiêng này, chẳng hạn như khí phách, thánh thiện, dũng cảm, kiên trì, cát tường, thông minh, linh mẫn, chính trực, uy vũ, tôn quý, phản ánh mong muốn của người dân về mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Không chỉ vậy, những con thú này còn có giá trị thực tiễn. Các cung điện thời xưa hầu hết là kết cấu bằng gỗ, dễ cháy và sợ nhất là sét đánh, vì vậy, những con thú trên nóc nhà này tượng trưng cho ý nghĩa tiêu tai giải họa, hóa nguy thành an.

Ngoài ra, những con thú này còn có tác dụng về mặt kiến ​​trúc. Độ dốc của sườn mái sẽ làm cho ngói lợp bị trượt xuống, cần có đinh sắt để cố định các thanh xà ngang. Để bảo vệ đinh sắt khỏi mưa và tuyết, các con thú có tác dụng như mũ của đinh sắt, và cũng đóng vai trò trang trí.

Thời xưa pháp luật rất nghiêm khắc. Thông thường, gia đình các quý tộc trong cung đình, đại quan quý nhân hay những người giàu mới có những con thú này trên mái nhà. Thời Đường, Tống chỉ có một thần thú, sau này dần dần có thêm các thần thú khác nhau, đến thời nhà Thanh thì hình thành đội hình thần thú với “tiên nhân cưỡi phụng” dẫn đầu như chúng ta thường thấy ngày nay.

Theo cấp bậc cao thấp của kiến trúc, số lượng thần thú cũng khác nhau, số lượng càng nhiều, biểu thị cho cấp bậc càng cao. Ví dụ như Cố Cung, điện Thái Hòa dùng 11 con (tính cả thần thú do tiên nhân cưỡi); Càn Thanh Cung, nơi hoàng đế sống và xử lý các công việc hàng ngày, địa vị chỉ đứng sau điện Thái Hòa, nên dùng 10 con; điện Trung Hòa dùng 9 con; Khôn Ninh Cung nguyên là tẩm cung của hoàng hậu, dùng 9 con; Đông lục cung và Tây lục cung nơi các phi tần ở, dùng 7 con; một số sảnh phụ dùng 5 hoặc 3 con.

Cố cung Thẩm Dương. (Ảnh qua Truyền thông Việt Nam)

Hồng Liên

Theo soundofhope.org