Nghệ An là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, là quê hương cũng Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đây cũng là nơi trọng yếu của đất nước, người dân khắp xứ đều nêu cao tinh thần dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Một vùng đất có thể nói là địa linh nhân kiệt, nhưng ít ai hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi của tỉnh này. Vùng đất Nghệ An xưa vốn là một trong mười lăm bộ của nước Văn Lang, mang tên Hoài Hoan.

Nên đi du lịch Nghệ An vào thời điểm nào trong năm | concuong.net

Đến thời Bắc thuộc, vùng này thuộc huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân, đến đời Đường lại đổi tên thành Hoan Châu. Danh xưng này lưu lại qua các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Mãi đến năm 1030 (có tài liệu ghi là năm 1029), tức đầu thời đại nhà Lý, Hoan Châu mới được đổi tên thành Nghệ An.

Danh xưng Nghệ An có từ ngày đó. Theo từ điển Hán Nôm, Nghệ An vốn được ghi bằng hai chữ 乂安 trong đó Nghệ (乂) nghĩa là “cai trị” còn An (安) nghĩa là “yên ổn”. Vậy dịch thuần ra, Nghệ An (乂安) nghĩa là “cai trị cho yên ổn”.

Vùng Nghệ An vào thời Lý gồm cả tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bây giờ. Sau nhiều lần nơi này được chuyển từ châu thành phủ, rồi thành thừa tuyên, thành xứ, thành trấn…nhưng tên gọi Nghệ An thuỷ chung không đổi. Năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng, trấn Nghệ An được tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Năm 1976, hai tỉnh lại hợp lại thành Nghệ – Tĩnh rồi đến năm 1991 lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh cho đến ngày nay. Về tên gọi Hà Tĩnh, xin được bàn trong một bài viết khác.

(Tham khảo bài viết của Thạc sĩ Bùi Đình Sâm)