Thứ nhất, dưa cà tuyệt đối không ăn cùng mắm tôm vì chúng sẽ tạo điều kiện sản sinh ra độc tố nitrosamine gây nguy cơ ung thư dạ dày.
Theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thì xét về tính chất thì dưa cà muối theo cách dân gian không có tính độc hại, nếu quá trình chế biến bảo đảm vệ sinh và ăn đúng cách. Nó chỉ độc hại khi nguyên nhân phát sinh là do con người sử dụng sai cách.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng đa phần không tự muối mà mua sẵn ở ngoài. Để tăng phần lợi nhuận, đa số người kinh doanh thường muối dưa cà vào các xô, thùng nhựa rẻ tiền, thùng xốp, phổ biến nhất là thùng sơn rồi đem bày bán cho người tiêu dùng.
Đây thực sự là mối hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe bởi dư lượng chất phụ gia, chất tạo màu còn sót lại trong các thùng sơn ngấm vào đồ ăn sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm độc khi ăn phải.
Ăn dưa cà muối tuyệt đối tránh 3 điều này để giảm thiểu nguy cơ độc hại
Ảnh minh họa
Cảnh giác với phụ gia
Mùa hè, dưa cà muối chua thường bị nổi váng nên nhiều thương lái đã dùng phụ gia như muối của axit sorbic như sorbat natri hoặc sorbat kali để bảo quản. Hai chất này có tác dụng sát trùng mạnh đối với nấm men và nấm mốc để ức chế hoạt động của vi khuẩn, bảo quản thực phẩm lâu dài.
Ngoài ra, để để giữ màu lâu, bắt mắt các thương lái còn dùng đến hợp chất có chứa sunfua dioxit (SO2) dùng để tẩy trắng và giữ cho thực phẩm được tươi.
Điều nguy hại là các chất trên được dùng trong công nghiệp chứ không phải dùng trong thực phẩm. Vì vậy, nếu thường xuyên ăn dưa cà thì tốt nhất nên tự tay muối.
Dứt khoát không ăn nếu muối trong thùng sơn
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần dứt khoát nói không với dưa cà nếu muối trong các thùng sơn. Những chất còn lưu lại trên thùng sơn thường là các chất phụ gia, chất tạo màu, dung môi từ sơn, đặc biệt là đơn chất là monome. Chất này hoàn toàn có thể hòa tan được trong nước dưa. Khi chúng ta ăn, monome sẽ hòa tan trong máu, hòa tan vào tế bào và gây ung thư.
Không ăn khi đã nổi váng mốc
Ảnh minh họa
Nếu dưa hoặc cà muối mới bị mốc nổi váng trắng thì có thể hớt váng, dùng nước sôi rửa sạch để ăn. Nhưng khi dưa cả đã bị nổi váng vàng hoặc nấm đen tức đã xuất hiện các vi nấm độc hại thì nhất thiết phải vứt bỏ. Vì vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố có tên là aflatocin – có thể gây ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sản sinh ra một số chất độc hại khác.
Cách loại bỏ độc tố khi ăn dưa cà
– Muối dưa cà nên sử dụng đồ chứa bằng gốm, sành sứ không có hoa văn lòe loẹt.
– Tuyệt đối không ăn dưa cà muối xổi, chỉ ăn khi đã đủ thời gian muối (khoảng 3 ngày) và đủ độ chua.
-Không ăn cùng mắm tôm vì chúng sẽ tạo điều kiện sản sinh ra độc tố nitrosamine gây nguy cơ ung thư dạ dày