Khi đọc bài của trên Kiến thức ngày nay, số 224, thấy khẳng định chữ “nỏ” (tiếng miền Trung, chỉ sự phủ định) là biến âm của chữ “nõ”, tôi cảm thấy tác giả hơi vội vàng. Vậy xin có vài lời trao đổi.

Trước hết, theo tôi, chữ “nõ” (tiếng địa phương vùng Vĩnh Phú), miền Trung phát âm là “nọ”. Đó có thể là một từ Việt cổ, có nguồn gốc ngôn ngữ Môn-Khơme hoặc Chăm. Nó ít có khả năng là một từ Hán Việt. Ông An Chi đã khẳng định “nõ” là từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ “noãn” 卵. Chữ “noãn” âm Bắc Kinh đọc là “loãn”. Nếu đúng vậy, nó đã có mấy cấp độ biến âm như sau: 1→ n thành “noãn”, mất đuôi → noã → nõ → nỏ.

Nghiên cứu ngữ âm vùng Trung Trung Bộ, ta thấy gần như không có sự lẫn lộn âm 1n như ở miền đồng bằng Bắc Bộ. Bởi vậy, khả năng thứ nhất khó có thể xảy ra ở địa phương “tui nỏ yêu anh” này. Đối với người Việt cổ, cái “nô nường” là vật thiêng, là sự tồn tại của nòi giống, không có ý xấu. Họ có thể không nói nó luôn miệng, dùng để văng tục, như từ “đ..” hoặc con “c… bây giờ. Dùng nó để biểu thị một sự không đồng ý, sau quen mềm, có lẽ là suy diễn. Hơn nữa, “nở” của miền Trung lại là cách biểu thị sự không đồng ý nhẹ nhưng dứt khoát.

Là người xứ Nghệ, lúc nhỏ, tôi thường nghe ông bà, cha mẹ,… dùng từ “nó” (tiếng Nghi Lộc) hoặc “nở” (tiếng Vinh – Hưng Nguyên). Lúc đó, chưa có từ “không” trong khẩu ngữ của người vùng này. Vùng Nghi Lộc và một số vùng ven biển phát âm không rõ giữa dấu sắc và dấu huyền . Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu, ta thấy nó vẫn có qui luật nhất định. Đó là sự biến thanh trong hai khoảng khác giữa hỏi, sắc, không và huyền, nặng, ngã. Hai khoảng đó không lẫn lộn trong chuyển hoa, bằng trắc, nhất là trong các từ láy, ví như nõn nà (không thể là “na), nhởn nhơ (không thể là “nhờ”). Từ đó mà suy, theo luật biển âm, ít có khả năng nó hoặc nó biến thành nọ hoặc nó được.

Đối với chữ “nường”, tôi thấy ông An Chi cũng có sự khẳng định hơi vội. Tại sao ông cứ phải gò nó về nguồn gốc âm Hán Việt là “nương” 娘 mà không đi tìm nguồn gốc từ ngữ âm cổ thuần Việt? Đấy là ta chưa nói nhiều trường hợp từ Hán Việt lại chính là ghi âm của từ thuần Việt như chữ “cổ” 古 trong “cổ sơ”, âm nôm là Kẻ Sở,…

Tôi rất nghi ngờ sự khẳng định của ông về sự biến âm ít xảy ra là “đoàn” → “tròn” mà không có thể là “luân” → “tòn – tròn hoặc ngược lại “tlòn” vừa → “lun – luân” vừa → “tròn.

Vì khuôn khổ của chuyên mục nên trên số 224, chúng tôi đã không có điều kiện để phân tích kỹ từ nguyên của nõ(n). Kỳ này xin nói thêm như sau. Nõ(n) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một nguyên từ ghi bằng chữ 卵. Chữ này có hai cách đọc chính thống đã được cho trong Quảng vận là loãn (“lô quản thiết”) và loã (“lang quả thiết”), nghĩa là một đăng thì nó thuộc vận bộ hoãn, một đằng thì nó lại thuộc vận bộ quả. Trong tiếng Quảng Đông, nó cũng có hai âm tương ứng là, len và [b] (Ghi theo Hoàng Tích Lăng, Việt âm vận vựng, Hong Kong, 1973, tr. 31 và 39.). Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993) một bộ tập đại thành về số chữ Hán và về âm, nghĩa của từng chữ, cũng đã ghi nhận đủ hai âm đã nói cho chữ đó. Sở dĩ loãn có thể đọc thành loã là do hiện tượng âm dương đối chuyển: vốn là một chữ có vần dương (có -n cuối), nó đã mất -n cuối mà trở thành một chữ có vần âm. Khi mà vận thư đã ghi nhận hai âm cho một chữ thì hai âm đó đều có giá trị ngang nhau trong cách hợp vận bằng chữ đó. Và khi mà người Việt tiếp xúc với âm Hán đời Đường thì họ đã biết đến chữ đang xét không chỉ với âm loãn, mà cả với âm loã nữa. Vậy trở xuống, xin ghi âm của nó là loã(n). Từ âm chính thống này, từ lâu người Việt đã đọc trại phụ âm đầu từ 1- thành n- nên ngày nay các quyển từ điển Hán Việt (Đỗ Văn Đáp, Đào Duy Anh, Thiều Chửu, Nguyễn Quốc Hùng…) mới ghi âm cho nó là noãn. Vậy nõ(n) là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là loã(n) còn âm thông dụng thì lại là noã(n).

Về ngữ âm thì từ loã(n) đến nõ(n), chúng tôi đã chứng minh một phần (oan ~ on) trên số 224. Nay xin nói về mối tương ứng 1 ~ n. Loã(n) ~ nõ(n) cũng y hệt như: (chủng) loại ~ (giống) nòi; lãm ~ nắm (lấy); (mưu) lược ~ nước (cờ); lược  (= cương giới) ~ (đất) nước (trong lạ nước lạ cái, thì cả nước lẫn cái đều có nghĩa gốc là ranh giới); loan ~ (núi) non; lỗn (= béo, mập) ~ (phì) nộn; liện (gõ, đập) ~ nện; lung (long) (đốt) ~ nung (nấu); luỹ (= núi) ~ núi (non); v.v..

Đã rõ nõ(n) là do loã(n) mà ra và nõ ~ nõn là hiện tượng xảy ra trong nội bộ hệ thống âm Hán Việt (do âm dương đối chuyển, như đã nói), chứ không phải ban đầu chỉ là và phải đợi sau khi kết hợp với nường thành nõ nường thì nõ mới bị n- của nường đồng hoá mà trở thành nõn. Nhân tiện xin nói thêm rằng loã còn có một âm xưa nữa là lõi trong cốt lõi. Vậy nõ và lõi là hai điệp thức (doublets) và nõ mít, nõ na, v.v., thực chất chẳng phải gì khác hơn là “lõi, mít”, “lõi na”, v.v..

Ông đã cho rằng nó ít có khả năng là một từ Việt gốc Hán mà có thể là một từ Việt cổ có nguồn gốc Môn-Khmer hoặc Chăm. Nếu sự thực đúng như thế thì chúng tôi sẵn sàng thừa nhận vì đây là vấn đề khoa học. Chỉ tiếc là chưa thấy ai chứng minh điều đó còn chúng tôi thì cũng không hề nhất nhất gò các từ Việt vào gốc Hán như ông đã nghĩ. 卵 áp chẳng qua chỉ là một trong hơn 3.000 yếu tố Việt (kể cả những yếu tố vẫn bị xem là “yếu tố láy” và không kể các yếu tố “Hán Việt”) gốc Hán mà chúng tôi đã ghi nhận được trong công việc khảo sát từ nguyên của mình mà thôi. Trước đó, chúng tôi cũng không hề biết là nó thuộc gốc nào. Còn sở dĩ ông đã cho rằng nó khó có khả năng là một từ gốc Hán có lẽ do nghĩ rằng nó là một từ thuộc loại cổ xưa nhất trong từ vựng cơ bản nên không thể là yếu tố vay mượn. Nghĩ như thế là đã ngộ nhận vì tất cả mọi từ đều có thể được vay mượn. (Xin xem L. Hjelmslev, Le langage, les Editions de Minuit, Paris, 1966, p. 90.) Tiếng Khmer có hai từ chỉ dương vật thì cả hai đều là vay mượn từ tiếng Pali và tiếng Sanskrit: kđo [kdb] > P. kāta, và cui [kuj] < S. guhya, P. guyha. Còn từ đầu của tiếng Việt, rất cơ bản, thì lại hẳn hoi là một từ Hán Việt, mà chữ Hán là 頭. Thú vị hơn nữa, cái từ đã từng bị nó thay thế là trốc, vẫn được xem là “thuần Việt”, thì cũng lại là một từ Việt gốc Hán nốt. Chúng tôi có ý dẫn từ này ra để luôn tiện trả lời cho sự nghi ngờ của ông về mối quan hệ đoàn ~ tròn (đ ~ tr) mà ông cho là khó xảy ra.

Sự tương ứng đ ~ tr thực ra đã từng được bàn đến từ lâu, chẳng hạn ở bài “Hán Việt ngữ nghiên cứu” (1948) của Vương Lực trong sách Hán ngữ sử luận văn tập của tác giả (Bắc Kinh, 1958) tại trang 360 – 361 khi ông bàn về “cổ thiệt đầu âm”. Gần đây, Nguyễn Tài Cẩn – Hoàng Dũng đã bàn đến kỹ hơn trong bài “Về các từ gốc Hán được tiếng Việt xử lý bằng thuỷ âm tắc bên (Lateral stops)” (Ngôn ngữ, số 2, 1994, tr. 1 – 7.) Trở lại với từ trốc, và để chứng minh thêm cho mối quan hệ đ ~ tr, xin nói rằng đây là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 讀 hoặc 韣, âm Hán Việt hiện đại là độc, mà thực chất thì từ xa xưa, đã từng là một (hoặc cùng gốc) với đầu 頭, (độc lâu – đầu lâu). Cái từ mà Từ điển tiếng Việt 1992 do Hoàng Phê chủ biên ghi là “trốt” và giảng là “gió lốc”, theo ông Hoàng Dũng (Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), chính ra là trôốc (nghĩa là có [k] cuối) và trôốc là một điệp thức của lốc. Theo chúng tôi, thì đó là những từ Việt gốc Hán bắt nguồn từ một từ ghi bằng hai chữ 獨鹿 mà âm Hán Việt hiện đại là độc lộc, có nghĩa là cơn gió xoáy. Đây lại là thêm một thí dụ minh hoạ cho mối quan hệ đ ~ tr. Sau đây là một trường hợp nữa: trật trưỡng (= không vững) là một từ gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng hai chữ 跌蕩 mà âm Hán Việt hiện đại là điệt đãng (= vấp váp). Và một thí dụ chót: trên (dưới) ~ điên 巔 (= đỉnh).

Trở lại với từ nõ, thì như đã thấy ở trên, đây không phải là hiện tượng miền Bắc lẫn lộn 1 – n mà miền Trung thì không. Đây là trường hợp mà người Việt nói chung đã “lẫn lộn” l – n ngay từ trong hệ thống Hán Việt.

Chúng tôi đồng ý với ông rằng, đối với người Việt cổ, nõ nường là vật thiêng nên tất nhiên là không có ý xấu. Tuy nhiên đó chỉ là chuyện của quá khứ nguyên thuỷ rất xa xôi chứ về sau thì việc rước nõ nường chỉ còn là một tập tục có tính chất truyền thống. Đến như câu hát:

Ba mươi sáu cái nõn nường.

Cái để đầu giường cái để đầu tay.

thì lại là rất mới và chắc chắn đã ra đời sau khi người Việt tiếp xúc với hệ thống âm Hán Việt xưa hoặc nay. Không kể đến hai từ nõn, nường trong câu hát đó, các từ sau đây chắc chắn là gốc Hán: – cái (đã chứng minh trên số 197), – để < trí /, – đầu =, – giường < sàng. Vậy đó không phải là những câu hát nguyên thuỷ. Và trong hoàn cảnh mới, chẳng có gì ngăn cản người ta dùng từ nõ mà nghĩa gốc là dương vật để làm từ phủ định như đã phân tích trên số 224.

Về ý kiến của ông cho rằng từ phủ định nõ lại viết bằng dấu hỏi thành “nở, chúng tôi xin lưu ý rằng Dictionnaire annamite-français của J. F. M. Génibrel đã ghi nhận “nổ” như là một cách phát âm của Huế mà đây, theo chúng tôi, mới thực sự là cách ghi âm chính xác đại diện cho phương ngữ Bắc Trung bộ. Ông cũng đã cho rằng ít có khả năng nó hoặc nó biến thành nọ hoặc nõ được. Xin lưu ý rằng trong lịch sử ngữ âm của tiếng Việt, đã từng xảy ra sự chuyển hoá giữa thanh điệu 5 (dấu sắc) với thanh điệu 6 (dấu nặng): bết – bệt; bít – bịt; cắm cúi – cặm cụi; cắp – cặp; chắn – chặn; chếch – chệch; (hình) dáng – (bộ) dạng; v.v.. Cũng như thế giữa thanh điệu 3 (dấu ngã) với thanh điệu 4 (dấu hỏi): (lũn) chũn – (ngắn) chủn; dõng (tai) – dỏng (lưng); (lơ) đỉnh – đểnh (đoảng); giãi (bày) – giải (nghĩa); (lùi) lũi – lủi (thủi); (vấp) ngã – ngả (lưng); v.v.. Vậy nếu xuất phát từ danh từ nõ có nghĩa là dương vật mà từ phủ định nó lại chuyển hoá về thanh điệu để trở thành nở” thì đó cũng là chuyện bình thường. Nhưng như đã nói, J. F. M. Génibrel đã dùng dấu ngã để ghi thanh điệu cho từ phủ định đó như là một từ của tiếng Huế.